Từ ngày 1-8, người dân đăng ký ô tô lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước thì không phải đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để bấm chọn biển số như trước. Người dân chờ đợi đăng ký ô tô trước đây ở TP.HCM – Ảnh: MINH HÒA Người dân chờ đợi đăng ký ô tô trước đây ở TP.HCM – Ảnh: MINH HÒA Sáng 1-8, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an TP.HCM cho biết từ ngày 1-8, Phòng PC08 sẽ triển khai đăng ký ô tô lần đầu bằng Dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước trên Cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID cho người dân theo thông tư 28/2024/TT-BCA. Thủ tục đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Bước 1: Trường hợp công dân Việt Nam (chủ xe) thực hiện đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước chuẩn bị hồ sơ xe; chụp ảnh của xe (chụp từ phía trước đầu xe theo góc 45 độ, bảo đảm nhìn rõ kiểu dáng xe). Từ 1-8, người dân TP.HCM đăng ký ô tô lần đầu không phải mang xe ‘đi xét’ như trước- Ảnh 2. Ảnh chụp từ phía trước đầu xe theo góc 45 độ – Ảnh: PC08 Chủ xe đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 trên cổng dịch vụ công hoặc trên VNeID và kê khai chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung quy định trong mẫu giấy khai đăng ký xe, tải ảnh chụp của xe theo hướng dẫn nộp qua cổng dịch vụ công hoặc VNeID. Bước 2: Chủ xe thực hiện lựa chọn biển số (nếu đã có biển định danh hoặc biển đấu giá) hoặc bấm biển số trên cổng dịch vụ công hoặc trên VNeID. Bước 3: Cổng dịch vụ công, VNeID thông báo mã dịch vụ công và biển số xe được cấp cho chủ xe; hướng dẫn nộp tiền lệ phí đăng ký xe qua tin nhắn điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử hoặc thông báo trên VNeID để chủ xe nộp tiền lệ phí qua tiện ích thanh toán được tích hợp trên cổng dịch vụ công, VNeID. Bước 4: Sau khi thanh toán thành công lệ phí đăng ký xe, cổng dịch vụ công, VNeID thông báo cho chủ xe việc hoàn thành nộp lệ phí. Bước 5: Cán bộ đăng ký xe thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, hiệu chỉnh dữ liệu đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình từ cổng dịch vụ công, VNeID chuyển về hệ thống đăng ký, quản lý xe. In giấy khai đăng ký xe, chứng nhận đăng ký xe; trình lãnh đạo cấp có thẩm quyền duyệt, ký hồ sơ xe, chứng nhận đăng ký xe, sổ đăng ký xe và các giấy tờ liên quan; đóng dấu hồ sơ xe; ký số chứng nhận đăng ký xe để trả kết quả đăng ký xe về cổng dịch vụ công, VNeID theo quy định. Bước 6: Chủ xe nhận thông báo về kết quả hồ sơ từ cổng dịch vụ công Bộ Công an qua tin nhắn điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử hoặc thông báo trên VNeID. Nộp lại phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (có dán bản chà số máy, số khung có đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất) và nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe qua dịch vụ bưu chính công ích. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng có dán bản chà số máy, số khung có đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất – Ảnh: PC08 Bước 7: Cán bộ đăng ký xe nhận phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (có dán bản chà số máy, số khung của xe, đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất) để kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu trên hệ thống đăng ký, quản lý xe, ký xác nhận đã kiểm tra, đối chiếu lên bản chà số máy, số khung của xe để lưu vào hồ sơ đăng ký xe; quét bản chà số máy, số khung của xe (bản chà số máy, số khung dán trên Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng) và tải lên hệ thống đăng ký, quản lý xe.

Ngày 1-8, VKSND tỉnh Bình Dương xác nhận đã ban hành cáo trạng truy tố 6 bị can liên quan đến vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết vào năm 2022 tại phường An Phú, TP Thuận An. Hiện tại, hồ sơ vụ án này đã được chuyển qua TAND tỉnh Bình Dương để chờ ngày xét xử.

cháy karaoke an phú (1).JPG
Vụ cháy karaoke An Phú có số người chết lớn nhất cả nước vào thời điểm xảy ra cháy. Ảnh: KD

5 bị can gồm: Lê Anh Xuân (Chủ quán karaoke An Phú), Vũ Trường Sơn, Phạm Quốc Hùng (đều là cựu cán bộ phòng PCCC & CNCH), Phạm Thị Hồng (cựu Phó Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH) và Nguyễn Thành Luân (Giám đốc Công ty TNHH MTV Thái Bình Anh), đều bị truy tố về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Riêng bị can Nguyễn Văn Võ (cựu cán bộ của Đội PCCC&CNCH Công an TP Thuận An) bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, trong tổng số 7 bị can bị khởi tố thì chỉ truy tố 6 bị can. Một bị can là Nguyễn Duy Linh (cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC& CNCH, Công an TP Thuận An), đã mất vào tháng 6-2023 (do bệnh lý) nên đã đình chỉ điều tra.

Như đã đưa tin, cuối năm 2023 vụ cháy karaoke An Phú đã hoàn tất điều tra, phía VKS đã chuyển hồ sơ qua TAND tỉnh Bình Dương đề nghị xét xử.

Sau khi xem xét hồ sơ, vào ngày 1-3-2024, TAND tỉnh Bình Dương đã trả hồ sơ cho VKS đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề liên quan.

Đây là lần đầu tiên TAND tỉnh Bình Dương trả hồ sơ, còn VKS đã 2 lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Sau quá trình điều tra bổ sung, giữa tháng 6-2024, cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố thêm Phạm Thị Hồng và Nguyễn Thành Luân. Tiếp đó, cơ quan Cảnh sát điều tra đã có kết luận điều tra và chuyển VKS đề nghị truy tố.

Vụ cháy karaoke khiến 32 người thiệt mạng

Theo hồ sơ, đêm 6-9-2022, quán karaoke An Phú bất ngờ xảy ra sự cố chập mạch điện trên trần la phông tại khu vực tầng 2. Sau đó, lửa bắt đầu bốc cháy, lan nhanh cả tầng 2 rồi tiếp tục bốc cao và lan lên tầng 3.

Thời điểm xảy ra vụ cháy có khoảng hơn 60 người trong quán karaoke này. Khoảng một nửa số người này may mắn thoát nạn. Còn 32 người đã thiệt mạng (18 nam và 14 nữ) cùng nhiều người khác bị thương.

Sau khi vụ cháy xảy ra, ngày 8-9, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.

Đến ngày 16-9, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam người đầu tiên liên quan đến vụ án này là ông Lê Anh Xuân, chủ quán karaoke An Phú.

Tiếp đó, lần lượt các bị can tiếp theo bị khởi tố vì liên quan đến vụ cháy nghiêm trọng.